Các Website thường dùng

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Một thực tế đau lòng: HS lớp 6 học lớp 1 vào buổi sáng

Trường THCS Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) ba năm gần đây liên tục là trường tiên tiến của huyện. Nhưng bước vào năm học này, trong chín lớp 6 của trường đã có đến ba lớp "sáng 1, chiều 6".

Buổi chiều các em học chương trình chính khóa, buổi sáng học lại tập đọc, tập viết, làm các phép toán nhân, chia, cộng trừ của bậc tiểu học!

Học lớp 6 không biết viết văn, làm toán

"San lồi mĩ nương Có một người con trai têm mĩ nương, là gì, Sán ngày hôm sau mĩ nương dẫn một con đớn đánh gặc lon Aưc lồi. Vua Hung thức 18 có 1 người con. trai tên là lục lon Aưc vua Hung Cẫi khữa sác qà áo sác qà rồi sác rôi cỡi khữa đách son lôi, lon qươn dục áo sác qà ròi rác, loc Qưc cỡ khữa gì trời ac lôi đã sán lồi lon Qươn...".

Đây là một đoạn trong bài kiểm tra chất lượng môn Văn đầu năm học 2006-2007 của em Phùng Văn H., lớp 6A7, theo yêu cầu của giáo viên "Kể lại một chuyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em". Bài văn này giáo viên đã cho điểm 1 với lời phê "bài văn không có nghĩa". Cần nói ngay các em là người Kinh chứ không phải người dân tộc khác học tiếng Việt!

Dù đã "căng mắt, vắt óc", chúng tôi cũng không thể hiểu được em học sinh này muốn nói gì, viết bằng ngôn ngữ gì. Một bài tập viết chính tả (nghe-viết) của một học sinh khác có tên là Nguyễn Đăng C., lớp 6A3 chưa được 100 chữ thì đã có hơn gần nửa số chữ viết sai chính tả, nét chữ thì đúng là "gà bới" cũng phải... chào thua! Theo một giáo viên công tác tại trường: "lớp 6A2 có 2 em đọc không được, 9 em viết không được...".

Tại lớp 6A2, thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Văn Lưu cho biết: "Các em học chính khóa vào buổi chiều, còn sáng thì được học lại chương trình tiểu học, 3 buổi/tuần, mỗi buổi học 2 tiết Toán, 2 tiết Văn - Tiếng Việt". Thầy Lưu viết một phép chia 2 và gọi một em học sinh tên C. lên bảng giải. Em này loay hoay hàng chục phút mà vẫn không giải được phép tính đơn giản. Thầy lại đề nghị các bạn khác lên giải thay, nhưng em nào cũng... lắc đầu!

Ở lớp 6A3, cô giáo Trần Thị Thu cũng đang phải khó nhọc giảng giải lại từng phép cộng, trừ, nhân, chia cho từng học sinh một. Cô Thu cho biết: Lúc mới mở lớp, tôi đọc đề toán cho các em chép. Cả lớp ngơ ngác nhìn, rồi yêu cầu "cô đừng đọc gì, đừng giảng gì, tụi em không hiểu đâu".

Vì đâu nên nỗi?

Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh lớp 6 ở lại lớp của Trường THCS Cát Tường khá cao so với các khối lớp khác; chẳng hạn, năm học 2004 - 2005, tỷ lệ này là 10%; năm học 2005 - 2006 tăng lên 22,2%.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi tổ chức đợt kiểm tra chất lượng đầu năm học 2006 - 2007 cho học sinh lớp 6, nhà trường đã lấy đề thi học kỳ 2 của lớp 5 với hy vọng là để các em "dễ thở"; vậy mà, số em có điểm từ 0 đến 3 chiếm đến 52,24% môn Văn và gần 60% môn Toán; từ 3,5 đến 4,5 điểm chiếm 21,9% môn Văn và 20,4% môn Toán. Nhưng có một thực tế là việc cho học sinh ở lại lớp gần như đồng nghĩa với chuyện các em bỏ học.

Năm học 2005 - 2006, Trường THCS Cát Tường có 122 em bỏ học (6%), trong đó, có đến 38 em lớp 6 (8,3%). Với giáo viên cấp 2 mà phải dạy lại kiến thức tiểu học là rất khó nhưng "vì trường phân công nên phải cố, với lại, cũng thấy thương các em!".

Ngay từ khi mới vào đầu năm học, em Lương Văn An (lớp 6A2) đã được gia đình xin cho em được nghỉ học vì em không biết đọc, biết viết. Sổ điểm của em lưu tại trường cho thấy em đều có điểm xếp loại học tập cả năm ở mức trung bình trong nhiều năm. Nhưng có một điều lạ là em này luôn biết "bứt phá" ngoạn mục vào phút chót. Chẳng hạn, học kỳ 1 (lớp 3) Tiếng Việt: 3,9; học kỳ 2 tiến thẳng lên: 5,5 (điểm trung bình cả năm 5,0)...

Hành trình "khổ học" của những em học sinh "sáng lớp 6, chiều lớp 1" là gì nếu không phải là hậu quả của "bệnh" thành tích trong ngành giáo dục? 30 năm làm giáo viên, trong đó 25 năm làm cán bộ quản lý, thầy Nguyễn Kế Trinh - Hiệu trưởng nhà trường không khỏi bùi ngùi: "Thấy học sinh bỏ học nhiều quá, các giáo viên trong trường cứ băn khoăn có nên báo cáo thật với phòng giáo dục hay không. Nhưng tôi động viên anh em, phải báo cáo hết, báo cáo trung thực để cấp trên còn tìm "thuốc" mà chữa!".

QUỲNH HOA - THU HÀ

Theo Thanh Niên

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

Kết quả và Danh sách CB- GV dự thi Hội thi Tiếng hát Giáo viên cụm I năm học 2010- 2011

Công đoàn Cơ sở: Hương Văn 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
…………………. ………………

DANH SÁCH TIẾT MỤC ĐĂNG KÍ DỰ THI
C.Đ.C.S trường Tiểu học Số 2 Hương Văn
………………….



STT
Tên bài hát Thể loại Tác giả Người trình bày
1 Bèo dạt mây trôi Dân ca Bắc Bộ Tạ Quang Thắng Nguyễn Lê Cẩm Linh
2 Trường Sơn Đông- Trường Sơn Tây Nhạc Phạm Tiến Duật -Nguyễn Lê Cẩm Linh
-Đặng Tuệ

3
Hò giã gạo Huế Ca Huế Dân ca Huế Tốp ca nam nữ

Hương Văn, ngày 4 tháng 11 năm 2010
TM. BCH CĐCS
Chủ tịch




Nguyễn Thị Thanh Bình

*Ghi chú: Ngay ngày sau, Hội thi cụm diễn tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện. Trường đã đạt Kết quả tại cụm I với các giải:
1.Nhì song ca Nam nữ (Hò Giã Gạo)
2.Khuyến khích Đơn ca Nữ (Bèo dạt mây trôi)