Các Website thường dùng

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Một thực tế đau lòng: HS lớp 6 học lớp 1 vào buổi sáng

Trường THCS Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) ba năm gần đây liên tục là trường tiên tiến của huyện. Nhưng bước vào năm học này, trong chín lớp 6 của trường đã có đến ba lớp "sáng 1, chiều 6".

Buổi chiều các em học chương trình chính khóa, buổi sáng học lại tập đọc, tập viết, làm các phép toán nhân, chia, cộng trừ của bậc tiểu học!

Học lớp 6 không biết viết văn, làm toán

"San lồi mĩ nương Có một người con trai têm mĩ nương, là gì, Sán ngày hôm sau mĩ nương dẫn một con đớn đánh gặc lon Aưc lồi. Vua Hung thức 18 có 1 người con. trai tên là lục lon Aưc vua Hung Cẫi khữa sác qà áo sác qà rồi sác rôi cỡi khữa đách son lôi, lon qươn dục áo sác qà ròi rác, loc Qưc cỡ khữa gì trời ac lôi đã sán lồi lon Qươn...".

Đây là một đoạn trong bài kiểm tra chất lượng môn Văn đầu năm học 2006-2007 của em Phùng Văn H., lớp 6A7, theo yêu cầu của giáo viên "Kể lại một chuyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em". Bài văn này giáo viên đã cho điểm 1 với lời phê "bài văn không có nghĩa". Cần nói ngay các em là người Kinh chứ không phải người dân tộc khác học tiếng Việt!

Dù đã "căng mắt, vắt óc", chúng tôi cũng không thể hiểu được em học sinh này muốn nói gì, viết bằng ngôn ngữ gì. Một bài tập viết chính tả (nghe-viết) của một học sinh khác có tên là Nguyễn Đăng C., lớp 6A3 chưa được 100 chữ thì đã có hơn gần nửa số chữ viết sai chính tả, nét chữ thì đúng là "gà bới" cũng phải... chào thua! Theo một giáo viên công tác tại trường: "lớp 6A2 có 2 em đọc không được, 9 em viết không được...".

Tại lớp 6A2, thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Văn Lưu cho biết: "Các em học chính khóa vào buổi chiều, còn sáng thì được học lại chương trình tiểu học, 3 buổi/tuần, mỗi buổi học 2 tiết Toán, 2 tiết Văn - Tiếng Việt". Thầy Lưu viết một phép chia 2 và gọi một em học sinh tên C. lên bảng giải. Em này loay hoay hàng chục phút mà vẫn không giải được phép tính đơn giản. Thầy lại đề nghị các bạn khác lên giải thay, nhưng em nào cũng... lắc đầu!

Ở lớp 6A3, cô giáo Trần Thị Thu cũng đang phải khó nhọc giảng giải lại từng phép cộng, trừ, nhân, chia cho từng học sinh một. Cô Thu cho biết: Lúc mới mở lớp, tôi đọc đề toán cho các em chép. Cả lớp ngơ ngác nhìn, rồi yêu cầu "cô đừng đọc gì, đừng giảng gì, tụi em không hiểu đâu".

Vì đâu nên nỗi?

Những năm gần đây, tỷ lệ học sinh lớp 6 ở lại lớp của Trường THCS Cát Tường khá cao so với các khối lớp khác; chẳng hạn, năm học 2004 - 2005, tỷ lệ này là 10%; năm học 2005 - 2006 tăng lên 22,2%.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi tổ chức đợt kiểm tra chất lượng đầu năm học 2006 - 2007 cho học sinh lớp 6, nhà trường đã lấy đề thi học kỳ 2 của lớp 5 với hy vọng là để các em "dễ thở"; vậy mà, số em có điểm từ 0 đến 3 chiếm đến 52,24% môn Văn và gần 60% môn Toán; từ 3,5 đến 4,5 điểm chiếm 21,9% môn Văn và 20,4% môn Toán. Nhưng có một thực tế là việc cho học sinh ở lại lớp gần như đồng nghĩa với chuyện các em bỏ học.

Năm học 2005 - 2006, Trường THCS Cát Tường có 122 em bỏ học (6%), trong đó, có đến 38 em lớp 6 (8,3%). Với giáo viên cấp 2 mà phải dạy lại kiến thức tiểu học là rất khó nhưng "vì trường phân công nên phải cố, với lại, cũng thấy thương các em!".

Ngay từ khi mới vào đầu năm học, em Lương Văn An (lớp 6A2) đã được gia đình xin cho em được nghỉ học vì em không biết đọc, biết viết. Sổ điểm của em lưu tại trường cho thấy em đều có điểm xếp loại học tập cả năm ở mức trung bình trong nhiều năm. Nhưng có một điều lạ là em này luôn biết "bứt phá" ngoạn mục vào phút chót. Chẳng hạn, học kỳ 1 (lớp 3) Tiếng Việt: 3,9; học kỳ 2 tiến thẳng lên: 5,5 (điểm trung bình cả năm 5,0)...

Hành trình "khổ học" của những em học sinh "sáng lớp 6, chiều lớp 1" là gì nếu không phải là hậu quả của "bệnh" thành tích trong ngành giáo dục? 30 năm làm giáo viên, trong đó 25 năm làm cán bộ quản lý, thầy Nguyễn Kế Trinh - Hiệu trưởng nhà trường không khỏi bùi ngùi: "Thấy học sinh bỏ học nhiều quá, các giáo viên trong trường cứ băn khoăn có nên báo cáo thật với phòng giáo dục hay không. Nhưng tôi động viên anh em, phải báo cáo hết, báo cáo trung thực để cấp trên còn tìm "thuốc" mà chữa!".

QUỲNH HOA - THU HÀ

Theo Thanh Niên

Thứ Bảy, 6 tháng 11, 2010

Kết quả và Danh sách CB- GV dự thi Hội thi Tiếng hát Giáo viên cụm I năm học 2010- 2011

Công đoàn Cơ sở: Hương Văn 2 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
…………………. ………………

DANH SÁCH TIẾT MỤC ĐĂNG KÍ DỰ THI
C.Đ.C.S trường Tiểu học Số 2 Hương Văn
………………….



STT
Tên bài hát Thể loại Tác giả Người trình bày
1 Bèo dạt mây trôi Dân ca Bắc Bộ Tạ Quang Thắng Nguyễn Lê Cẩm Linh
2 Trường Sơn Đông- Trường Sơn Tây Nhạc Phạm Tiến Duật -Nguyễn Lê Cẩm Linh
-Đặng Tuệ

3
Hò giã gạo Huế Ca Huế Dân ca Huế Tốp ca nam nữ

Hương Văn, ngày 4 tháng 11 năm 2010
TM. BCH CĐCS
Chủ tịch




Nguyễn Thị Thanh Bình

*Ghi chú: Ngay ngày sau, Hội thi cụm diễn tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện. Trường đã đạt Kết quả tại cụm I với các giải:
1.Nhì song ca Nam nữ (Hò Giã Gạo)
2.Khuyến khích Đơn ca Nữ (Bèo dạt mây trôi)

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 đối với cấp Tiểu học

Bộ Giáo dục & Đào tạo
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011 đối với giáo dục tiểu học
Cập nhật ngày: 8/19/2010 2:53:59 AM

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm củagiáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011;

Căn cứ Quyết định số 2091/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2010 - 2011 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 đối với cấp Tiểu học như sau:
A - NHIỆM VỤ CHUNG

Năm học 2010 - 2011 tiếp tục thực hiện chủ đề "Năm học đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục", giáo dục tiểu học tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tích hợp trong dạy học các môn học; chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; thí điểm và chuẩn bị tích cực các điều kiện triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lí, chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí; chú trọng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo.

Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm. 4919GDTH.doc
Các tin khác:
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2010-2011 (19/08/2010)
Dự thảo Nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (13/08/2010)
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GD Trung học năm học 2010-2011 (13/08/2010)
Xếp hạng các tỉnh/thành phố theo kết quả tuyển sinh đại học (13/08/2010)
Thông tư ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên (20/07/2010)
Dự thảo chương trình tiếng Anh tiểu học thuộc đề án 2020 (20/07/2010)
Dự thảo thông tư về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ (20/06/2010)
Thông báo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ (27/04/2010)
Thời điểm có các vòng thi trước kì thi cấp Quốc gia (15/04/2010)
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI BTC CẤP TỈNH (THÀNH PHỐ)
(THeo Website của PGD- ĐT Hương Thuỷ)

Công văn của SGD- ĐT Thừa Thiên Huế về Tập huấn, triển khai Chương trình “Dạy học của Intel” năm học 2010 - 2011

Kính gửi: - Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố

- Các trường THDT-NT Nam Đông, A Lưới

- Các trường THPT Hương Giang, Tố Hữu,Hà Trung, Nguyễn Sinh Cung

Thực hiện thỏa thuận giữa Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế và Intel Việt Nam về đào tạo giáo viên theo các Chương trình Dạy học của Intel, Sở GD-ĐT thông báo các đơn vị kế hoạch tập huấn, triển khai cho năm học mới như sau:

I. Tập huấn hè 2010.

- Thời gian: 2 đợt (3 ngày/đợt); đợt 1: 10/8 -12/8/2010- đợt 2: 13/8 – 15/8/2010

- Địa điểm: Trung tâm Tin học Sở GD-ĐT, 10 Trần Cao Vân- Huế.

- Thành phần: Hiệu trưởng/phó hiệu trưởng (1 người/trường) và giáo viên Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT (2 người/trường).

Các trường chưa được tham gia khoá ITGS đợt nào (hoặc có nhưng chưa triển khai nhân rộng được); Đối với giáo viên tham gia đào tạo MT là giáo viên 4 cấp học của tất cả các bộ môn (bậc trung học) và ở tất cả các khối lớp (bậc tiểu học) và không nhất thiết là giáo viên dạy tin học; cần cử các giáo viên giỏi chuyên môn, có thể tự tổ chức tập huấn lại cho đồng nghiệp trong trường và biết sử dụng tin học.

1. Mục tiêu: Trang bị kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học có thể áp dụng cho tất cả các bộ môn.
...
Các phòng GD-ĐT chọn trường được triệu tập theo đợt và thông báo lịch cụ thể cho các trường, công văn này thay cho giấy triệu tập. Đồng thời, các phòng GD-ĐT nộp danh sách về cho ban tổ chức chậm nhất là ngày 31/7/2010 theo địa chỉ: Bà Phan Thúy Ngọc, Trung tâm Tin học Sở GD-ĐT, 10 Trần Cao Vân-Huế. Điện thoại: 3848289 (mobile 0983 409 093). Danh sách gồm các thông tin sau: Stt, họ và tên, ngày sinh, môn dạy, cấp dạy, tên trường, số di động và có chữ ký của thủ trưởng cơ quan (đồng thời gửi qua địa chỉ email: levanthoai@thuathienhue.edu.vn); các đơn vị cần cung cấp thông tin chính xác để ban tổ chức cấp giấy chứng nhận.
...
Các đơn vị trực thuộc tham gia gồm: Các trường THCS DTNT Nam Đông,A Lưới, trường THPT Hương Giang, Tố Hữu, Hà Trung, Nguyễn Sinh Cung

Kinh phí đi lại, công tác phí cho giáo viên tham dự lớp tập huấn do đơn vị chi trả theo chế độ hiện hành. Ban tổ chức cung cấp tài liệu và cơ sở vật chất cần thiết cho học viên và lớp học. Cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tập huấn phải mang theo máy tính xách tay.

Các trường được chọn tham gia Chương trình phải thực hiện các yêu cầu: Triển khai về tận giáo viên, học sinh. Có phòng máy đủ để tập huấn cho đồng nghiệp và đủ mạnh để cài đặt được Hệ điều hành, bộ Office, internet (ADSL).

II. Triển khai nhân rộng năm học 2010-2011.

- Triển khai nhân rộng tại các trường từ 16/8 – 31/8/2010: Sở và phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố Huế sẽ trực tiếp theo dõi việc nhân rộng tại các trường. Đề nghị các đơn vị lập kế hoạch triển khai nhân rộng thật cụ thể để tiện việc theo dõi đồng thời Sở sẽ cấp giấy chứng nhận cho giáo viên sau khi đã hoàn tất khóa tập huấn.

- Việc triển khai về các lớp: Được tiến hành từ 5/9 – 20/11/2010, các trường cần chọn ra một số lớp để triển khai tối thiểu 40% tổng số lớp của trường.

Các phòng GD-ĐT, các đơn vị trực thuộc cần tổ chức tập huấn nhân rộng và triển khai về lớp nghiêm túc và có báo cáo cụ thể sau khi kết thúc dưới sự hướng dẫn của tổ chuyên môn Intel Sở GD-ĐT.

Các trường đã có MT (được đào tạo trong những năm trước đây) cần rà soát lại trong trường nếu giáo viên nào chưa được đào tạo Chương trình ITGS thì lên kế hoạch đào tạo nhân rộng theo kế hoạch nói trên.

Tài liệu của đợt nhân rộng cho các trường tham gia Chương trình được cấp phát miễn phí thông qua Trung tâm Tin học Sở GD-ĐT (10 Trần Cao Vân Huế - điện thoại 3 848 289); cán bộ phụ trách cấp phát Bà Phan Thị Thuý Ngọc (di động 0983 409 093). Danh sách nhận sách gồm các thông tin sau: Stt, họ và tên, ngày sinh, môn dạy, cấp dạy, tên trường, địa chỉ liên lạc và có chữ ký của thủ trưởng cơ quan.

Sở sẽ có các hướng dẫn tiếp theo trong thời gian đến để điều hành việc triển khai của các đơn vị.

Sở yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc kế hoạch trên. Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc có thể liên lạc với Sở GD-ĐT qua phòng GDTrH để được giải thích thêm.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC



TS.Phạm Văn Hùng
(Ghi chú: Xem chi tiết, đầy đủ công văn tại

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Kế hoạch công tác tuần 4 từ ngày 23/8 đến ngày 29/ 8/ 2010

Thứ hai :23/ 8 GV và HS dạy và  học cả ngày chương trình tuần 2
Thứ ba :24/ 8 HS có giải thưởng năm học 2009- 2010 nhận thưởng của Phòng Giáo dục- Đào tạo Hương Trà; GV và HS dạy và  học cả ngày chương trình tuần 2
 Thứ tư :25/ 8 GV và HS dạy  chương trình tuần 2; Hiệu trưởng và Chủ tịch CĐCS dự Tổng kết năm học 2009- 2010  của Phòng Giáo dục- Đào tạo Hương Trà
Thứ năm :26/ 8 GV và HS dạy và  học cả ngày chương trình tuần 2
Thứ sáu :27/ 8 HS GV và HS dạy và  học cả ngày chương trình tuần 2- Chủ tịch CĐCS + Hiệu trưởng + Bí thư chi bộ tham dự duyệt ĐH CĐCS tại THCS Hương Văn (cả ngày); - cô Phan Thị Thanh cùng thầy Nguyễn Đăng Thành Công tham gia HMNĐ tình nguyện- GV khác thăm hỏi, động viên theo NQ của CĐCS
Thứ bảy :28/ 8
Chủ nhật :29/ 8

Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010

Kế hoạch công tác tuần 3 từ ngày 16/8 đến ngày 22/ 8/ 2010

Thứ hai :16/ 8 HS chính thức học cả ngày chương trình tuần 1-Chủ tịch CĐCS làm dự thảo ĐH CĐCS chuẩn bị cho duyệt đại hội của CĐGD tại THCS Hương Văn (cả ngày 27-8-2010)
Thứ ba :17/ 8 HS chính thức học cả ngày chương trình tuần 1
Thứ tư :18/ 8 HS chính thức học cả ngày chương trình tuần 1
Thứ năm :19/ 8 HS chính thức học cả ngày chương trình tuần 1- cô Nguyễn Thị Thanh Bình tập huấn lớp Quản lí từ 19/ 8 đến 29/ 8/ 2010 (Lop 4 B- Thay Dang Tue day den het 29/ 8/ 2010)
Thứ sáu :20/ 8 HS chính thức học cả ngày chương trình tuần 1
Thứ bảy :21/ 8
Chủ nhật :22/ 8- Chủ tịch CĐCS thay mặt CĐ cụm I mời Hiệu trưởng của đơn vị dự Phát thưởng con CB- GV- NV trong cụm từ 8 giờ cùng ngày

Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010

Dạy 2 buổi/ ngày thì vất vả như dưới đây- Còn không được dạy buổi nào mà ngày nào cũng phải đến trường thì sao?

Tình cờ tôi đọc được bài viết như dưới đây tại  http://tuoitre.vn. Bạn thử so sánh và đặt tâm trạng mình vào một giáo viên không được nhận một lớp nào mà ngày nào cũng đến trường để "công tác"- Dù có làm "công tác" là 6 buổi hay 6 ngày- Dạy thay, dạy giúp hay luôn "bị" nhờ dạy?
Dạy 2 buổi: giáo viên “vắt giò lên cổ”
Lao động của giáo viên thường 12 tiếng mỗi ngày khiến họ không còn thời gian nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
Hơn 70% giáo viên tiểu học tại TP.HCM đang phải dạy ngày 2 buổi. Đây là định hướng phấn đấu của ngành giáo dục, tuy nhiên, chế độ chính sách lại giao khoán cho phụ huynh
Năm nay là năm thứ năm cô Nguyễn Thị Thanh Lan đi dạy học. Nhà cô ở P. Tăng Nhơn Phú - Q.9, cách trường cô dạy (Trường Tiểu học Hiệp Bình Phước - Thủ Đức) 16 km nên ngày nào cô cũng phải dậy từ 5 giờ sáng để sửa soạn, tranh thủ coi lại giáo án lần cuối trước khi rời khỏi nhà vào 6 giờ 15 phút.
12 giờ làm việc mệt phờ
7 giờ kém 10, cô có mặt ở trường. Sau 15 phút cho các em vào ổn định lớp, 7 giờ 5 cô bắt đầu tiết dạy đầu tiên. Sau một tiếng 20 phút, 2 tiết học trôi qua, học sinh (HS) ra chơi, cô được giải lao 20 phút trước khi bước vào tiết 3 và dạy liền 3 tiết cho đến 11 giờ kém 5, tan học.
HS Trường Tiểu học Hiệp Bình Phước đều học bán trú và hai buổi, hầu hết giáo viên (GV) của trường được sắp xếp “kiêm” bảo mẫu buổi trưa, nên ngay sau khi tan học, cô Lan lại lo cho HS của mình đi rửa mặt, rửa tay, vào nhà ăn và xem chừng các em ăn trưa. Các em ăn xong, cô lại cho các em lần lượt đi vệ sinh, thay quần áo và vào phòng học để nghỉ. Lúc ấy đã 11 giờ 30, cô tranh thủ ngồi chấm bài cho đến 12 giờ thì tạm dừng công việc để ăn trưa rồi ngả lưng với HS lớp mình.
Thời gian như đã được lập trình sẵn. Đúng 13 giờ: cô thức giấc và tiếp tục ngồi chấm bài cho đến 13 giờ 30 - HS thức dậy - cô lại ổn định hàng lối cho các em tuần tự đi vệ sinh, thay quần áo và vào ăn bữa xế. 14 giờ, cô lại bắt đầu vào dạy buổi thứ 2.
Đúng 16 giờ 30, HS ra về, cô Lan nán lại để chấm nốt số bài của HS. Gần 18 giờ tối, sau 12 giờ làm việc mệt phờ, cô Lan mới về đến nhà. Khoảng 20 giờ 30 - 21 giờ, cô bắt đầu ngồi soạn giáo án. 23 giờ, ngày làm việc của cô Thanh Lan mới thực sự kết thúc.
Lúc nào cũng thấy không đủ thời gian
Nhưng đó mới chỉ là một ngày làm việc bình thường của người GV tiểu học ngày nay, bởi mỗi tháng ít nhất các cô còn có 9 buổi họp gồm họp tổ chuyên môn, họp hội đồng sư phạm, làm đồ dùng dạy học, mỗi buổi đều diễn ra sau giờ tan học và thường kéo dài suốt 2 tiếng.
Trên lý thuyết, GV được nghỉ thứ bảy, chủ nhật và 3 tháng hè nhưng vì áp lực phải nâng chuẩn để tồn tại, GV lại phải tham gia các lớp cử nhân, trung cấp chính trị, chương trình đổi mới... nên lúc nào họ cũng hối hả nhưng vẫn không đủ thời gian.
Cô Thanh Lan đang mang thai đứa con đầu lòng lo lắng: “Sau khi sinh, không biết em có thời gian để chăm sóc con không?”. Các GV đàn chị như cô Th. (Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng - Q.9) dự định học xong cử nhân rồi sinh con nhưng vừa xong cử nhân thì lại đến trung cấp chính trị, thế là kế hoạch sinh con đành gác lại!
Chất lượng cuộc sống rất thấp
Chưa hết, nguyên nhân khiến GV tiểu học quá tải còn xuất phát từ những quy định của ngành cứ liên tục thay đổi. Thầy Nguyễn Tuấn Khanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hiệp Bình Phước - phân tích: “Từ 4 năm nay, năm nào cũng có sự thay đổi về cách thức đánh giá HS khiến nhà trường và GV mệt nhoài”.
Thu nhập của buổi dạy thứ 2 thường bằng hoặc cao hơn buổi dạy chính khóa nhưng theo thầy Khanh, mức thu nhập đó cũng “khó bù được sự hao mòn sức khỏe”. Thầy Tuấn Khanh cho biết vợ chồng thầy đều là GV tiểu học ở những trường bán trú. Công việc bận bịu đến nỗi họ không còn thời gian để chăm sóc gia đình, nên chuyện giao tiếp bạn bè, xã hội trở thành không tưởng. “Chất lượng cuộc sống không thể nói là đạt!”- thầy Khanh khẳng định. 

Thứ Ba, 10 tháng 8, 2010

Kế hoạch bài học dạy học cả ngày lớp 3

Bạn cần tham khảo KHBH để dạy, nên vào http://minhhv2.violet.vn/present/show/entry_id/1952094 để chỉnh sửa phù hợp với các tiết của ngày dạy. Chọn "Cùng tác giả" hoặc "Cùng chủ đề" để tải các KHBH khác. Chúc vui khoẻ.

Kế hoạch công tác Hương Văn 2 tuần 2 từ ngày 9/8 đến ngày 15/ 8/ 2010

Thứ hai : 9/8 :Công tác PC GDTH ĐĐT -BPVP tiếp tục tuyển sinh HS lớp 1- Tổ khối trưởng nhận VPP phát cho GV-Ôn tập cho HS thiếu điểm KT năm học trước- Thầy Nguyễn Đăng Thành Công và cô Nguyễn Lê Cẩm Linh tập huấn Quân sự theo điều động của PGD từ 9/ 8 đến 13/ 8/ 2010
Thứ ba : 10/8 :Công tác PC GDTH ĐĐT - BPVP tiếp tục tuyển sinh HS lớp 1-Ôn tập cho HS thiếu điểm KT năm học trước- HS tổng vệ sinh đợt 2 theo chỉ đạo SGD- ĐT
Thứ tư : 11/8 :Nộp hồ sơ PC GDTH ĐĐT- BPVP tiếp tục tuyển sinh HS lớp 1-Ôn tập cho HS thiếu điểm KT năm học trước- HS nghỉ- GV tham gia lớp chính trị tại Hội trường UBND huyện Hương Trà Hiệu trưởng dự triển khai nhiệm vụ năm học 2010- 2010 theo thông báo tại http://www.thuathienhue.edu.vn/index.php?option=content&task=view&catid=502&id=2898&Itemid=678
Thứ năm : 12/8 :- BPVP tiếp tục tuyển sinh HS lớp 1- Tổ chức thi lại cho HS thiếu điểm KT năm học trước- HS nghỉ- GV tham gia lớp chính trị tại Hội trường UBND huyện Hương Trà
Thứ sáu : 13/8 :- BPVP tiếp tục tuyển sinh HS lớp 1-GV làm công tác chủ nhiệm với HS
Thứ bảy : 14/8 :GV lập KHBH chương trình tuần 1- HS nghỉ
Chủ nhật : 15/8 :GV- HS nghỉ

Kế hoạch công tác tuần 1 từ ngày 2/8 đến ngày 8/ 8/ 2010

Thứ hai : 2/8 : Tập trung học sinh- Họp hội đồng lần 1-BPVP tuyển sinh HS lớp 1
Thứ ba : 3/8 :HS lao động phong quang trường lớp- BPVP tiếp tục tuyển sinh HS lớp 1- Con CB- GV- NV gồm: Linh (GV Liên), Thuỳ (GV Thanh), Kiều (GV Minh), Đạt (GV Minh), Huy (GV Lan), Tâm (GV Châu), Thuý (GV Hạnh) nhận thưởng của LĐLĐ huyện tại T.T BDCT huyện
Thứ tư : 4/8 :HS lao động phong quang trường lớp - BPVP tiếp tục tuyển sinh HS lớp 1
Thứ năm : 5/8 :Họp hội đồng lần 2- BPVP tiếp tục tuyển sinh HS lớp 1
Thứ sáu : 6/8 :GV- HS nghỉ - BPVP tiếp tục tuyển sinh HS lớp 1
Thứ bảy : 7/8 :HS nghỉ; Thầy Công, Minh, thầy Hoà và cô Thao đánh máy vi tính, viết và báo cáo Tổng kết 10 năm Phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi; Thầy Thước h.dẫn HS nghi thức trống Đội; GV khác nghỉ
Chủ nhật : 8/8 :GV- HS nghỉ

Thứ Bảy, 7 tháng 8, 2010

Một câu chuyện cảm động về Violympic Toán tại Hương Thuỷ.

“Mẹ ơi, con đã không giúp được thỏ ăn cà rốt rồi,... hu hu hu” – những giọt lệ khẽ rơi trên bàn phím Họ tên: Nguyễn Văn Cần
Địa chỉ: 144 Sóng Hồng, TT Phú Bài, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0543.861263
Hồn nhiên đến dễ thương của em ĐTTT học sinh lớp 2 trường Tiểu học TT, huyện Hương Thủy (TT - Huế) tại cuộc thi cấp Tiểu học toàn huyện đã khiến cả hội đồng coi thi hết sức cảm động, đồng cảm. Con khóc, mẹ khóc, GV chủ nhiệm khóc, cô giáo phó hiệu trưởng cũng sụt sùi. Những giọt lệ khẽ rơi trên bàn phím cho thấy sự khốc liệt của cuộc thi, sự khao khát chinh phục đỉnh cao vinh quang của hơn nửa triệu thí sinh. Tham gia giải toán qua mạng đến vòng thứ 14, các em đã có chút ít kinh nghiệm, tuy nhiên, tại vòng thi 15 này, trong phòng thi không khí rạo rực, hồ hởi của các thí sinh làm cho cuộc thi vốn đã căng thẳng lại càng căng thẳng hơn. Đề thi vòng 15 quá hay, thậm chí là rất khó đối với đa số HS dự thi đã khiến cho nhiều thí sinh khó vượt qua được vòng thi thứ 15 trong lần thi đầu. Bước vào phòng thi, có sự cổ vũ của thầy cô và hội đồng coi thi, ĐTTT cũng như các bạn khác hết sức hăng hái nhấp chuột, gõ phím, vắt óc suy nghĩ. “Zde”, “Zdô”, “qua rồi”, “vỗ tay”,... là những âm thanh hồn nhiên được ĐTTT và các em học sinh lớp 1, 2 reo hò mỗi khi máy tính thông báo: “Chúc mừng bạn hoàn thành xuất sắc bài thi”. Tuy vậy, các bài toán ở vòng thi thứ 15 không chỉ dùng để luyện tập như các vòng thi khác. Đề thi có độ phân hóa, độ tin cậy, độ khó và rất hay, cộng thêm yếu tố thời gian, số lần thi (duy nhất một lần) đã khiến cho nhiều thí sinh phải bật khóc tức tưởi. Đến bài thi thỏ tìm cà rốt, do vội vàng, ĐTTT cùng với nhiều thí sinh khác đã phải “gác chuột”. Em ĐTTT sẽ không có mặt trong đội tuyển của huyện dự thi tỉnh năm nay, nhưng có một điều chắc chắn rằng, ĐTTT sẽ lưu giữ những kỉ niệm đẹp, khó quên tại cuộc thi ngày 07/4/2009. Tham gia các vòng thi, đặc biệt là vòng thi 15, ĐTTT và các bạn khác đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm, rèn luyện được kĩ năng giải toán, say mê giải toán, kĩ năng sử dụng CNTT làm phương tiện học tập tích cực. Cuộc thi sang năm chắc chắn ĐTTT và các bạn khác chẳng chịu “gác phím” dễ như cuộc thi năm nay. BTC cuộc thi cấp huyện ghi nhận sự cố gắng của các thí sinh, cảm ơn các bậc phụ huynh và quý thầy cô giáo trong thời gian vừa qua đã quan tâm, động viên kịp thời các cháu tham gia một sân chơi bổ ích. Điều đáng quan tâm nhất hiện nay của BTC cuộc thi giải toán qua mạng các cấp là làm sao phần đông HS được tham gia sân chơi, đặc biệt lưu ý đến đối tượng HS yếu, trung bình. Theo chúng tôi, Tiểu ban nội dung cần có nhiều bài toán dành cho đối tượng HS yếu, trung bình để khuyến khích động viên thí sinh tích cực tham gia.

Ths. Nguyễn Văn Cần (CV PGD&DT Hương Thủy)

Thứ Sáu, 6 tháng 8, 2010

Kế hoạch các CĐCS quý 3 năm 2010

Gởi cô Nguyễn Thị Thu Lan,
Do hôm qua cô nghỉ ốm nên UV Kiểm tra phải đi họp thay vào từ 14 giờ hôm nay. Nội dung vắn tắt về kế hoạch sắp tới của Chủ tịch CĐCS rất gấp:
1.Từ 2/8 đến 24/8- xây dựng và hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kế hoạch ĐH CĐCS, chuẩn bị nhân sự BCH CĐCS nhiệm kì mới.
(-Con Cán bộ- Giáo viên- Nhân viên diện còn lại nhận thưởng từ 8 giờ ngày 22/ 8/ 2010= Y/cầu GV đưa con đi đủ, đúng giờ, tránh trường hợp không có mặt của HS.
-Chủ tịch CĐCS mời Hiệu trưởng cùng dự vào ngày giờ nói trên và góp quỹ như thông lệ: 100.000)
2.Từ 25/8 đến 15/ 9- Duyệt nội dung dự thảo báo cáo đại hội CĐCS (tập trung theo đơn vị xã- thời gian cụ thể hơn sẽ rõ sau).
(27/8- Hiến máu Nhân đạo tình nguyện)
3.Từ 16/9 đến 6/10: Các CĐCS tiến hành Đại hội. Chuản bị cho Đại hội CĐGD huyện từ 18/ 10/ 2010 đến 30/ 10/ 2010
(Hai khoảng thòi gian còn lại đến hết tháng 10: Xem chi tiết công văn Số 07 và / KH- CĐ của CĐGD Hương Trà ngày 2 tháng 8 năm 2010 đã được gởi về đơn vị ngày 6/8/ 2010
*Ghi chú:
+Hiện nay kế hoạch năm học 2010- 2011 đã được đăng ở nhiều Website. Vào mục "Tìm kiếm" từ google để tải tư liệu cần thiết
+Mỗi đơn vị CĐCS gởi danh sách 1 người nhận vay quỹ vì CNLĐN: 2000.000 đồng- Lãi suất 0.65%.
+Quỹ vì trẻ thơ, năm nay được hỗ trợ cho con có bệnh hiểm nghèo và thưởng cho con đoàn viên đậu thủ khoa các trường đại học.
+Công tác khác: Cùng nhà trường tổ chức Tựu trường (16/8),lễ khai giảng 6/9 và Hội nghị CBCC đầu năm.
***Những thông tin chưa chính xác (nếu có)của Blog này nói chung, quý GV của trường kịp thời phản hồi để chỉnh sửa. Hy vọng Blog này là minh chứng dể kiểm định chất lượng của giai đoạn tiếp theo: 2010- 2015

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010

Họp hội đồng tháng 8/2010- Một khởi đầu năm học mới

Sau ngày tập trung đầu tiên 2/8, HS được lao động phong quang trường lớp vào hai buổi sáng 3 và 4/ 8, môi trường Xanh- Sạch- Đẹp lại trở về để chuẩn bị cho buổi học đầu tiên của năm học mới từ 16/8.
Thời gian từ dây đến ngày 16/8 nêu trên là công tác chuẩn bị của thầy và trò trong đơn vị nói riêng. Nào là lên phân phối chương trình, cho HS viết thời khoá biểu, trang hoàng cây xanh lớp học, chuẩn bị sách vở, trang thiết bị dạy học, trang phục sạch- đẹp, gọn gàng; trang trí lại bảng thi đua,... Những việc này bắt đầu được tiếp tục thực hiện từ 9/8.
Cũng từ 9/8, riêng 2 giáo viên: Nguyễn Đăng Cẩm Linh, Nguyễn Đăng Thành Công được tập huấn quân sự tại PGD như thông lệ hằng năm của PGD- ĐT huyện Hương Trà.
Sáng ngày mai, 6/8, cô Nguyễn Thị Thanh Bình tập huấn quản lí trong 2 tuần. Lớp 4B sẽ do thầy Đặng Tuệ dạy.
Cũng trong chiều của ngày này, thầy Lê Khắc Anh Minh, đại diện BCH CĐCS tham gia họp Công đoàn cụm I về công tác phát thưởng HS năm học trước- năm học 2009- 2010 đối với các cháu đạt HS khá (THCS, THPT), giỏi (Tiểu học) cấp trường và nghe dự thảo kế hoạch trong năm học mới.
Riêng về nhiệm vụ của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên không có gì thay đổi so với năm học trước. Tuy nhiên sự bố trí lớp học tương đối hợp lí hơn: Lớp trên- phòng rộng, bàn ghế nhiều; lớp dưới- phòng hẹp, bàn ghế ít; ... Đây là một sự khởi đầu tương đối tốt đẹp.
Một hứa hẹn tốt đẹp nữa với phong trào thi đua học tốt là em Nguyễn Thị Phương Linh được chọn là HS giỏi toàn diện, gởi danh sách cho PGD khen thưởng sắp tới.
Trường cũng sẽ nêu gương điển hình và phát thưởng về thành tích xuất sắc Violympic Toán 5 cấp Quốc gia cho em Nguyễn Thị Phương Linh (5B- Huy chương đồng), em Trần Mậu Lợi (5A- Bảng danh dự.
Mong các em tiếp tục phát huy.

Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

Tin về điển hình tiên tiến trong công nhân viên chức lao động huyện Hương Trà giai đoạn 2005 - 2009

Tin hoạt động của cơ sở -> Huyện Hương Trà
Hương Trà: Liên đoàn Lao động huyện tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong công nhân viên chức lao động huyện Hương Trà giai đoạn 2005 - 2009
Ngày cập nhật: 31/05/2010

Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-LĐLĐ ngày 28/01/2010 của Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến 05 năm 2005 - 2009 trong CNVC-LĐ các cấp tiến tới Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến của LĐLĐ tỉnh và Đại hội thi đua lần thứ VIII của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 20/5/2010, trong không khí giai cấp công nhân Hương Trà đang phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 62 năm Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, Liên đoàn Lao động huyện tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên nhằm đánh giá phong trào thi đua yêu nước 05 năm qua.

Trong 05 năm, trên địa bàn huyện Hương Trà, phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” và cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu” đã được công nhân viên chức lao động hưởng ứng tích cực; phong trào liên kết thi đua phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh; phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” đã thu hút đông đảo cán bộ nữ CNVCLĐ tham gia và được các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm; phong trào thi đua “Xanh-sạch-đẹp, đảm bao an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ” trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục được quan tâm triển khai…
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được đông đảo CNVCLĐ trong toàn huyện tích cực hưởng ứng, tham gia học tập các chuyên đề về Cuộc vận động theo kế hoạch của Huyện uỷ đầy đủ, đảm bảo, tổ chức được nhiều Hội thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức tham quan các khu di tích lịch sử về Bác. Đặc biệt gắn Cuộc vận động với việc tự giác học tập, rèn luyện phẩm chất, tư cách đạo đức của người cán bộ, tinh thần trách nhiệm với công việc, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách, giữ gìn sự đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, địa phương…
Trong 05 năm đã có nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến được Đảng, Nhà nước khen thưởng, toàn huyện có 02 tập thể được tặng thưởng Huân chương Lao động, 40 tập thể được công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, trên 100 cá nhân được công nhân danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh…Phát huy những kết quả đạt được, đồng chí Nguyễn Cơ, HUV, Chủ tịch LĐLĐ huyện đã phát động phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010-2015 kêu gọi CNVC LĐ chung sức đồng lòng hoàn thành thắng lợi mọi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Liên đoàn lao động huyện đã tiến hành khen thưởng, biểu dương 10 tập thể và 69 cá nhân điển hình tiên tiến đã có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2005 – 2009, đồng thời lựa chọn 01 tập thể và 04 cá nhân tham dự hội nghị điển hình tiên tiến LĐLĐ tỉnh tổ chức.


Văn Tú

Liên đoàn lao động huyện Hương Trà phát thưởng cho HS năm học 2009- 2010

Như thường lệ hằng năm, hôm qua, ngày 3 tháng 8 năm 2010, Liên đoàn lao động huyện Hương Trà đã tổ chức phát thưởng cho Con cán bộ công chức trên địa bàn toàn huyện (năm học 2009- 2010). Đây là việc làm lớn được toàn thể CB- CC hoan nghênh nhằm động viên, khuyến khích nâng cao dân trí. Trong ngày này, con CB- CC có mặt đông đủ. Đợt này, Công đoàn trường Tiểu học Số 2 Hương Văn có số lượng, chất lượng nổi bật so với 5 năm về trước,  với thành tích HS giỏi của trường, đạt danh hiệu từ cấp  huyện đến cấp Quốc gia về tất cả các môn. Đạt biệt là giải Violympic Toán
Cụ thể: :
1.Nguyễn Thị Phương Linh (con GV: Trần Thị Kim Liên)
2.Trần Ngọc Thuỳ (con GV: Phan Thị Thanh)
3.Lê Khắc Thành Đạt (con GV: Lê Khắc Anh Minh)
4.Lê Khắc Phương Kiều (con GV: Lê Khắc Anh Minh)
5.Lê Thị Thanh Thuý (con GV: Lê Thị Hạnh)
6.Trần Quang Huy (con GV: Nguyễn Thị Thu Lan)
7.Trần Thị Thanh Tâm (con GV: Lê Thị Minh Châu)
     Một số cháu khác không có tên nêu trên sẽ được nhận thưởng của Công đoàn Giáo dục huyện từ 8 giờ ngày 22/ 8/ 2010 tại THCS Hương Văn
           Chúc các cháu sức khoẻ và thành công hơn nữa trong năm học này- năm học 2010- 2011.

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Năm học 2010-2011: “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” - Theo PHAN THẢO

* Áp dụng mức học phí mới từ năm học 2010-2011
(SGGPO). –Sáng nay, 29-7, hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 khối giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, Giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo tổ chức tại Hà Nội.
Ngành Giáo dục – Đào tạo xác định chủ đề năm học 2010-2011 là “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Ngành sẽ tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới công tác tài chính giáo dục và phát triển mạng lưới trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
Trong đó, ngành sẽ tập trung xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Có chính sách đặc thù và kế hoạch để phát triển giảng viên sư phạm và giáo viên các môn học còn thiếu giáo viên như: Âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, tiếng dân tộc, giáo dục Quốc phòng - An ninh, giáo dục công dân, tiếng Anh, tin học….
Về vấn đề đổi mới công tác tài chính giáo dục, Bộ Giáo dục – Đào tạo yêu cầu các địa phương xây dựng và áp dụng mức học phí mới từ năm học 2010-2011. Đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý thu, chi trong các cơ sở giáo dục. Năm học này, Bộ sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, quy định bảo lưu phụ cấp cho nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý giáo dục. Ưu tiên ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chống mù chữ, phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo chi cho giáo dục ở các xã miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

PHAN THẢO

Thứ Ba, 27 tháng 7, 2010

"Ngán" ADSL, nhiều khách hàng thẳng tiến chọn 3G

0Sự bùng nổ của kết nối 3G đã thay đổi diện mạo của thị trường Internet băng rộng tại Việt Nam. Giá rẻ, tính di động cao, tốc độ cực đại đã khiến 3G rất có thể ngấp nghé soán ngôi vương của ADSL trong tương lai gần.

ADSL thoái trào?
Mỏi cổ chờ đăng ký, kéo cáp và dùng nhưng đường truyền không ổn định, 2 ngày nay Dung, sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền như ngồi trên lửa bởi không có Internet sử dụng. "Em đang năm cuối, bài tập nhiều mà khoa Báo chí của em cần khai thác thông tin Internet nhiều, không có đường truyền Internet em như...cụt tay cụt chân".
Lý giải mà các nhà cung cấp dịch vụ ADSL đưa ra lúc này thật lắm nguyên do. Nào do hết port tại trạm DSLAM, nào địa chỉ khách hàng quá xa trạm, không thể kéo dây cáp. Đi cả buổi không đăng ký được dịch vụ ADSL nào hoặc nếu có cũng phải chờ 2,3 tháng nữa để...quy hoạch, lắp đặt trạm, Dung đành thất thểu quay về.
Đang rối như tơ vò thì được cậu bạn "mách nước" dùng thử đường truyền Internet qua kết nối 3G DCom, Dung như bắt được vàng."Ngày thì lên trường, tối về mới có thời gian làm bài tập. Em không thể ra ngoài tiệm Internet ban đêm như các bạn trai vì đầy rẫy tệ nạn. Giờ dùng Dcom 3G em rất ưng ý vì tốc độ tốt, kết nối ổn định , chi phí cũng hợp lý, dùng được ở khắp mọi nơi".
Nhiều người đã chọn 3G thay vì sử dụng ADSL
Cũng như Dung, anh Hân, nhân viên giám sát thi công cho một nhà thầu Nhật Bản cũng như cởi được gánh nặng khi tìm đến dịch vụ Internet thông qua kết nối 3G."Đặc thù công việc khiến tôi không thể ngồi một chỗ thường xuyên vì phải giám sát công trường, di chuyển qua nhiều địa bàn khác nhau. Việc đối soát các thiết kế từ nhà thầu gửi sang phải cập nhật thường xuyên với việc tải về các tệp tin dữ liệu thiết kế lớn. Từ lúc có 3G tôi chủ động công việc hơn khá nhiều", anh Hân chia sẻ.
Một thực tế rõ ràng có thể thấy, sau hơn 5 năm bùng nổ của mạng ADSL, đã đến lúc dịch vụ này bộc lộ nhiều "gót chân Achille". Đường cáp hay mất gói dữ liệu do sự cố đường dây, trạm dẫn tới việc đường truyền bất ổn định. Tốc độ trao đổi dữ liệu thấp, rất khó khăn để tải về các tệp tin dữ liệu lớn. Thêm vào đó, cứ vào mùa mưa bão là các khách hàng ADSL chỉ còn nước kêu...trời bởi các sự cố đứt cáp, mất điện trạm DSLAM là chuyện xảy ra như...cơm bữa do cây gẫy, cắt điện, thậm chí là xe tải lớn kéo đứt cáp... gây ra.

Giới trẻ mê 3G vì tốc độ cao
Một điều dễ nhận thấy ở kết nối Internet qua 3G chính là việc không còn rào cản về khoảng cách hay địa điểm. Thay vì mất hàng tuần để chờ khảo sát địa chỉ kéo cáp để rồi nhận thông báo lãng xẹt...không thể kéo dây đến địa chỉ khách hàng như ADSL thì nay, sóng 3G có ở khắp mọi nơi và đơn giản chỉ là ấn một nút để kết nối.
Quân, sinh viên đại học Mở rất hào hứng khi đăng ký gói Dcom 3G của nhà mạng Viettel: " Đăng ký dịch vụ Internet Dcom 3G em thấy rất có lợi. Thay vì đầu tư mua modem, đóng tiền kéo cáp và chờ đợi để lắp đặt như ADSL thì nay em chỉ cần mua 1 thiết bị USB gắn ngoài, tích hợp vào máy tính cùng chi phí chỉ từ 30 ngàn/tháng là xong. Sau này em học xong vẫn có thể đem về quê dùng thay vì đầu tư lắp ADSL lần nữa".
Giá thiết bị Dcom 3G hiện nay đã tiệm cận ở mức thấp, dao động từ 500 ngàn đồng tới 800 ngàn đồng là đã có thể sở hữu một USB 3G với kết nối lên tới 7,2Mbps. Với tốc độ này, khi sử dụng thực tế người dùng có thể download lên tới 2Mpbs/giây bằng các phần mềm download chuyên dụng như FlashGet hay Internet Download Manager.
"Em dùng Dcom 3G thấy tốc độ download còn nhanh hơn cả ADSL gói cước cao nhất mà rất tiện trong việc di chuyển, lắp đặt", Quân cho biết sau khi sử dụng dịch vụ.
Trao đổi với ông Nguyễn Việt Dũng, phó phòng Kinh doanh tập đoàn Viễn thông Quân đội, ông Dũng cho biết: "Hiện nay Viettel đã có tới 13.000 trạm BTS trên khắp cả nước, phủ sóng tới tận vùng sâu, vùng xa, đảm bảo kết nối Internet 3G tới được khắp mọi nơi với tốc độ tốt nhất và tính ổn định cao. Từ nay tới cuối năm, sẽ nâng lên con số hơn 20.000 trạm trên toàn quốc, đảm bảo dịch vụ tới mọi nơi, đáp ứng cho mọi người dùng".
Đứng góc độ kinh tế, nhiều chuyên gia đều nhận định ADSL đã ở giai đoạn bão hòa, rất khó có dịch vụ đột phá cũng như có tính cách mạng về tốc độ bởi về công nghệ, dịch vụ này đã ở mức cực điểm. Mọi hướng đi cho Internet đều đang hướng về kết nối 3G với những ưu điểm về tính di động cũng như tốc độ vượt trội.
(Theo Vietnamnet)

Miễn phí 1 năm Advanced SystemCare PRO

Bảo vệ và tăng tốc độ máy tính của bạn với Advanced SystemCare Pro (trước đây là Advanced WindowsCare Professional). Chống phần mềm gián điệp, bảo vệ thông tin riêng tư, hiệu chỉnh và làm sạch hệ thống. Sửa chữa lỗi chính xác, tối ưu hóa tốc độ internet, đảm bảo an ninh cá nhân và duy trì hiệu suất máy tính tự động tối đa.


Các tính năng của Advanced SystemCare Pro:

•Được thiết kế cho môi trường hệ thống mới nhất của Windows. Tăng tốc máy tính của bạn và cải thiện độ tin cậy.

•Chống phân mảng thật mạnh mẽ và tối ưu hóa. Tốc độ cao chức năng Disk Defrag để chống phân mảnh ổ cứng lên đến 10 lần nhanh hơn so với các công cụ phân mảnh khác. Bao gồm "SmartDefrag" để làm cho các ổ đĩa cứng của bạn chạy nhanh hơn và ít bị phân mảnh trong tương lai.

•Thế hệ tiếp theo Registry Deep sạch và tối ưu hóa. Một cách an toàn làm sạch rác registry, và chống phân mảnh registry toàn cho hiệu suất tối đa. Tìm và sửa lỗi registry mà các chương trình khác thường bỏ qua với công nghệ "Deep Scan".

•Tự động chạy nền. Bạn có thể đặt nó làm việc theo lịch trình của bạn, hoặc chỉ để cho nó tự động hoạt động khi máy tính của bạn nhàn rỗi.

•Bảo vệ máy tính. Phát hiện và phân tích an ninh môi trường Windows.

•Quét và loại bỏ phần mềm gián điệp và phần mềm quảng cáo. Ngăn chặn các hacker, phần mềm gián điệp cài đặt các độc hại trên máy tính của bạn.

•Cập nhật lịch sử hoạt động của máy tính.

•Làm sạch ổ cứng nhanh chóng. Tăng hiệu năng hệ thống của bạn bằng cách làm sạch các file bị mất, xóa các tập tin không cần thiết, xóa các tập tin quá cũ, và gỡ bỏ các tập tin rác. Hỗ trợ xóa 50 loại tập tin rác khác nhau.

•Chạy máy tính với hiệu suất cao nhất. Đầy đủ tối ưu hóa cho hiệu năng hệ thống và Internet tốc độ dựa vào cách bạn sử dụng máy tính của bạn và cấu hình mạng của bạn.

•Sửa chữa nhiều lỗi hệ thống. Giữ ổn định máy tính của bạn và chạy với hiệu quả cao điểm. Tiếp tục sửa chữa các cấu hình hệ thống bằng cách loại bỏ tắc nghẽn hệ thống và ngăn ngừa đụng độ.

Advanced SystemCare Pro đăng được bán với giá là $19. Và hiện nay đang có chương trình khuyễn mãi 1 năm sử dụng.

Kinh nghiệm cài phần mềm diệt virut miễn phí

Theo Nguyễn Đông (mạng Internet) Neu kich hoat diệt virut miễn phí lien thi chi co 60 ngay thoi.Nen dung het 30 ngay dung thu ( Trial ) roi hay kich hoat thi moi duoc 90 ngay ! OK

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Hình ảnh SGK về TNXH lớp 3

Click ở liên kết http://minhhv2.violet.vn/document/show/entry_id/2039990 , sau đó chọn "Cùng chủ đề" hoặc "Cùng tác giả" để tải về cho bài dạy

Chào mừng đến với DạyhọcIntel.net (Xem "Website thường truy cập" của Blog này)

Chương trình Dạy học của Intel là sáng kiến toàn cầu giúp các nhà giáo khai thác sử dụng công nghệ một cách hiệu quả vào chương trình đào tạo phổ thông nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Chương trình Dạy học của Intel do Viện công nghệ Máy tính (ICT) và Tập đoàn Intel thiết kế. ICT là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về đào tạo công nghệ, cung cấp các chương trình giảng dạy công nghệ và các dịch vụ tư vấn cho ngành giáo dục và công nghiệp.



Chính giáo viên chứ không phải máy tính là yếu tố quan trọng nhất trong việc học tập của học sinh. Mục đích của Chương trình là giúp các giáo viên biết cách sử dụng công nghệ máy tính để phát triển trí tưởng tượng của học sinh và cuối cùng là dẫn dắt các em tới một phương pháp học tập hiệu quả hơn. Với mong muốn tạo ra một nơi giao lưu cho tất cả thầy cô tham gia chương trình dạy học của Intel, các giáo viên cốt cán của chương trình đã lập ra diễn đàn này. Rất mong sự tham gia nhiệt tình của các thầy cô. Hãy đăng ký để trở thành thành viên của diễn đàn (http://www.dayhocintel.net/diendan/ )

KAV luôn luôn cập nhật- Đơn vị tình cờ xem được ở mục Tìm kiếm của Google

http://lekhthdat.violet.vn/entry/show/entry_id/3716037

...Từ bài viết này (ngày 05-07-2010) trở đi, toàn bộ key Kaspersky Anti-Virus & Internet Security Ver 2011 sẽ liên tục được chia sẻ và cập nhật hàng ngày tại topic nàyPass mặc định cho tất cả các bài viết có link down của mình sẽ là: nokia6120Mọi người vào ủng hộ nhé

Kaspersky® Anti-Virus 2011

Kaspersky Anti-Virus – Là cốt lõi của hệ thống bảo mật cho máy tính của bạn, sẵn sàng bảo vệ máy tính khỏi những mối nguy hiểm đang rình rập. Kaspersky Anti-Virus cung cấp những công cụ cơ bản cần thiết để bảo vệ máy tính của bạn.

Kaspersky Anti-Virus – giải pháp bảo mật tất cả - trong - một mang đến một môi trường an toàn cho máy tính của bạn và gia đình. Kaspersky Anti- Virus có mọi thứ bạn cần để bảo vệ máy tính khi tham gia vào môi trường InternetKaspersky® Internet Security 2011Là một giải pháp tổng hợp hoàn thiện bảo vệ máy tính của bạn tránh khỏi những hiểm họa Internet thường gặp nhất, bao gồm virus,sự tấn công của hacker, adware(phần mềm quảng cáo), spam(thư rác) hay spyware.Ngày nay, những mối nguy hiểm rình rập PC đã xuất hiện với số lượng nhiều và rất đa dạng. Tội phạm số trên Internet đã được tổ chức tốt hơn và bắt đầu tấn công PC một cách chuyên nghiệp hơn. Một giải pháp virus riêng lẻ không còn đủ để bảo vệ hữu hiệu cho PC của bạn nữa. KIS kết hợp những phương pháp phát hiện linh hoạt và những công nghệ tiên phong,giúp bảo vệ PC của bạn tránh khỏi virus,tấn công của hacker, spam hay spyware. Một sự kết hợp hoàn hảo của những thành phần trong sản phẩm sẽ phá vỡ những xung đột trong hệ thống và giúp cho hệ thống của bạn chạy nhanh hơnPhần mềm diệt viruse tương tự như KAV nhưng có thêm phần chống Phishing và spam. Bộ công cụ KIS đưa ra một nền tảng thế hệ mới,tạo một ứng dụng được thiết kế chuyên biệt phục vụ việc bảo mật khắt khe cho máy tính cũng như máy chủ của bạn. Kết hợp những khả năng bảo mật hiệu quả trong phiên bản 6.0 của Kaspersky Lab với những phát minh mang tính công nghệ mới nhất, KIS 2010 bảo đảm một phương thức bảo mật hiệu quả nhất và toàn diện nhất,giúp máy tính chống lại tất cả những nguy hiểm như chương trình độc hại, hacker hay thư rác
Xem hướng dẫn thêm cuối trang http://www.amthuc.com/showthread.php?t=1091253 này

Lớp 4A, 3C (năm học 2009- 2010) đều có giải cấp Huyện, Tỉnh về phong trào Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp nhờ quá trình rèn luyện...

Xem hình ảnh tại  http://picasaweb.google.com/lkminh2005/PhongTraoVSC20082009#

Tất cả thành viên của đơn vị đã tham gia tập huấn lớp ITGS do thầy Nguyễn Đăng Thành Công và thầy Lê Khắc Anh Minh phụ trách

http://www.dayhocintel.net/diendan/album.php?albumid=396 . Thật sinh động, hữu ích, tích cực, ham học hỏi, sáng tạo,...- Phải không các bạn? Cần phát huy

Để có thành tích CNTT, chúng tôi đã được tham gia tập huấn. Sau đây là...

...hình ảnh Tập huấn Chương trình dạy học của In tel tại Huế từ 22 đến hết 24/8/2009 Những hình ảnh sinh động của đội ngũ Giáo viên cốt cán lớp A trong 3 ngày từ 22 đến hết 24/8/2009_SGD ĐT T.T.Huế phối hợp với Dạy học Intel tổ chức tại Trung tâm Tin học tỉnh Thừa Thiên Huế (10 Trần Cao Vân). Đăng nhập (ví dụ: Minhkhac) và xem tại http://www.dayhocintel.net/diendan/showthread.php?t=12492 hoặc http://www.dayhocintel.net/diendan/showthread.php?t=12481 , có thể hình dung một phần của PHẢN HỒI TÍCH CỰC, CHIA SẺ, KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG,... trong Chương trình dạy học của Intel.

Giảm Street sau một năm hoạt động- Lưu giữ kỉ niệm từ 10 đến 15/6/ 2010 (Nha Trang- Đà Lạt- Bản Đôn)

Xem liên kết này: http://picasaweb.google.com.vn/lkminh2005/ThamQuanHe2010

Một điển hình Xuất sắc về CNTT của đơn vị

THẬT ẤN TƯỢNG VỚI LỚP ITGS từ 25 đến 27/10/2009- Xem hình ảnh Cảm ơn sự nhiệt tình của quý thầy cô trong ba ngày vừa qua 25, 26 và 27 tháng 10/ 2009! Tuy nhiên nhóm MT Hương Văn 2 chúng tôi cũng rất mong sự chia sẻ của quý thầy cô, những điều được và chưa được, có thể là những góp ý, cũng có thể là những trao đổi!


Nào, chúng ta bắt đầu ngay nhé! Chỉ còn 1 ngày rưỡi nữa thôi -Hãy cố gắng lên - Và- lập Kế Hoạch Hành Động tại lớp học của mình ngay thôi- Từ 1/ 11/ 2009. Xem hình ảnh lưu niệm tại liên kết này http://www.dayhocintel.net/diendan/album.php?albumid=396

Rat tiec la mang Lan cua truong khong thuc hien duoc cho thay co tham gia dien dan intel. De vao dien dan, thay co cung vao lien ket tren de "Dang ki" va lam theo huong dan. Sau do dang nhap ten va mat khau nhu tren. Chúc sức khoẻ!

Thay mặt MT của lớp ITGS đơn vị Hương Văn 2- PGD- ĐT Hương Trà!

Báo cáo đề nghị danh hiệu Tiên tiến Xuất sắc cấp Tỉnh năm học 2009- 2010 (Giai đoạn 2007- 2010) của Hiệu trưởng

I. Sơ lược đặc điểm, tình hình đơn vị: 1. Đặc điểm, tình hình:- Tên đơn vị: Trường tiểu học số 2 Hương Văn.- Địa điểm trụ sở chính: Xã Hương Văn - Huyện Hương Trà - Tỉnh Thừa Thiên Huế- Quá trình thành lập: Trường thành lập tháng 9 năm1990. Tên gọi: Trường cấp 1 số 2 Hương Văn.- Tóm tắt cơ cấu tổ chức: + Trường hiện có 15 lớp với 372 học sinh thuộc địa bàn thôn Giáp Thượng, Giáp Trung, Bàu Đưng. Tổng số CBGVNV của trường là 26 người, có 100% CBGVNV hoàn thành nhiệm vụ trong đó 24/26 đạt danh hiệu LĐTT, đạt tỷ lệ 92.31% (trong đó CSTĐCS 11 người, đề nghị CSTĐ tỉnh 1 người). Trường có : 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó, 2 nhân viên (1 kế toán kiêm văn thư, 1 thư viện kiêm thiết bị), 5 giáo viên bộ môn, 17 giáo viên đứng lớp, 1 tổng phụ trách. Trình độ chuyên môn có 15 Đại học, 10 cao đẳng, 1 trung cấp, tỷ lệ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 25/26 (96%). Trường có Chi bộ độc lập với 6 Đảng viên, đạt tổ chức Đảng TSVM năm 2009.+ Công Đoàn cơ sở với 26 đoàn viên và lao động.+ Bước vào năm học 2009-2010 trường xác định có những khó khăn và thuận lợi cơ bản như sau: Trường được sự quan tâm của PHHS, thường vụ Đảng Uỷ, UBND xã, Phòng Giáo dục Hương Trà tập trung cho việc xây dựng các điều kiện để phấn đấu đạt được trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1 trong năm học 2008-2009 (QĐ số 1587/QĐ- UB ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế).Đội ngũ có trình độ chuyên môn tương đối vững vàng, có chuyển biến tốt về kiến thức chuyên môn năng lực giảng dạy, áp dụng được đại trà về ứng dụng CNTT vào bài giảng.Chất lượng đại trà và mũi nhọn có chuyển biến rõ nét (có học sinh giỏi Huyện, Tỉnh, dự thi giải toán mạng cấp quốc gia)Cơ sở vật chất: Trường có 20 phòng học và phòng làm việc, hiện tại có 15 lớp học cả ngày (toàn trường), 2 phòng làm việc, 1 phòng thư viện đã được công nhận tiên tiến, 1 phòng máy tính, 1 phòng đa năng (nhạc, hoạ), 1 phòng Đội, có hệ thống sân chơi, sân vận động bóng đá, có hệ thống cây xanh, cây cảnh bước đầu đã có được cảnh quan môi trường sư phạm cho giảng dạy và học tập.2. Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn trường đóng và các nhiệm vụ chính trị xã hội do cấp trên, lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương giao phó.II. Thành tích đạt được:1. Trong năm học 2008-2009 và năm học 2009-2010 trường tiểu học số 2 Hương Văn đã có cố gắng nỗ lực trong phong trào thi đua 2 tốt. Chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng cao, CB- GV phấn đấu học nâng cao trình độ chuyên môn và đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng tiểu học, có 11 CSTĐCS (1cấp tỉnh) cuối năm 2008-2009. Chất lượng mũi nhọn đã có chuyển biến thật sự: Có 9 học sinh giỏi Tỉnh (VSCĐ, Anh văn, Toán, giải toán mạng), 14 học sinh giỏi Huyện (Toán 3,4,5 Tiếng Việt 3,4,5, Anh Văn 5, VSCĐ) trong năm học này, 2 giáo viên được Sở Giáo dục tặng giấy khen, đơn vị được Sở tặng giấy khen trong phong trào sử dụng CNTT trong hoạt động dạy học và quản lí nhà trường (2008), giảng dạy, đánh giá theo chuẩn kiến thức và kĩ năng(12/2009), trường được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1(7/2009), Phòng Giáo dục tặng giải 2 hội thi đồ dùng dạy học, giải 3 toàn đoàn Anh văn, VSCĐ cấp huyện. Trong năm học 2009-2010 trường được Phòng GD-ĐT tặng giấy khen đơn vị có thành tích thi đua hai tốt 5 năm từ 2005-2009, tập thể lớp 5A, 3C đạt giải nhì, ba hội thi VSCĐ cấp tỉnh, 2 học sinh lớp 5 được chọn tham gia dự thi quốc gia hội thi giải toán trên mạng Internet (trong tổng số 11em dự thi cấp tỉnh từ lớp 1 đến lớp 5), kết quả có 1 học sinh đạt huy chương đồng, 1 học sinh đạt bằng danh dự. Chất lượng 2 mặt Văn hóa và Hạnh kiểm của học sinh cuối năm như sau:Hạnh kiểm: 372/372 (100%).Học lực: Giỏi: 84(22.6%) Khá: 183(49,1%), Trung bình: 100(26,9%) Yếu: 5(1,4%- có 1 khuyết tật nặng)- So sánh chất lượng của hai năm về trước tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng 11%, khá nổi bật là chất lượng mũi nhọn tăng 21 giải, có học sinh giỏi huyện, tỉnh, quốc gia.- Qua 5 năm triển khai toàn trường học hai buổi trên ngày chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt điều này được chứng minh qua các hội thi học sinh giỏi các cấp- Các phong trào hoạt động ngoài giờ khá tốt. Đạt giải nhì đồng đội nam, 3 toàn đoàn cờ vua, giải 3 chạy 60m, trường có phong trào đọc và làm theo báo Đội rất tốt, có CLB phóng viên nhỏ, cầu lông, tham gia viết bài cho báo TNTP Hồ Chí Minh, nhiều em đã nhận tiền nhuận bút, Liên đội được tỉnh đoàn tặng giấy khen Liên đội mạnh cấp tỉnh liên tục nhiều năm liền...- Thực hiện khá tốt phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, cuộc vận động hai không bốn nội dung của Ngành, trường có kế hoạch chỉ đạo và phấn đấu đạt được về cơ bản cuộc vận động. Cuối năm học, tỷ lệ học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp đã giảm, không có học sinh bỏ học. - Cơ sở vật chất được trang cấp: hiện tại đủ phòng học và phòng chức năng cho các lớp hoạt động, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn lực và kinh phí hỗ trợ từ địa phương, PHHS tạo thêm tiềm lực về cơ sở vật chất cho đơn vị.- Tạo được cảnh quan môi trường sư phạm tốt cho đội ngũ thầy và trò trường tiểu học số 2 Hương Văn hoàn thành tốt nhiệm vụ đã giao, liên tục nhiều năm được công nhận tập thể lao động tiên tiến (trường tiên tiến cấp Huyện). Trường được công nhận tập thể lao động xuất sắc năm học 2007-2008, 2008-2009.2. Các biện pháp và giải pháp để tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua có hiệu quả.- Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất:+ Tham mưu cho Đảng, chính quyền, các cơ quan kinh tế trên địa bàn, đầu tư từ Phòng Giáo dục để đưa được 15 lớp toàn trường được học cả ngày. Xây dựng thêm công trình vệ sinh, nhà để xe, tường rào trang thiết bị phòng thư viện, máy phô tô, đàn piano, trồng thêm cây xanh, cây cảnh, cây bóng mát trị giá trên 100 triệu đồng- Giải pháp cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. + Nâng cao chất lượng đội ngũ: Tập huấn tin học, ngoại ngữ mở lớp tin học và ngoại ngữ ngay trong trường làm cho giáo viên sử dụng được máy tính đưa ứng dụng của nó vào giảng dạy và học tập, lập được website của đơn vị, tạo bước chuyển biến về đổi mới phương pháp lên lớp, đáp ứng được sự đầu tư trang thiết bị hiện đại của Phòng Giáo dục và hội thi giáo viên giỏi, kiểm tra tay nghề. + Động viên đội ngũ học nâng chuẩn: 2 ĐH tiểu học, 3 CĐ, hiện tại có 1 nhân viên đang hoàn chỉnh chương trình đại học thư viện, 2 giáo viên đang học ĐH thể dục, mỹ thuật- Giải pháp nâng cao chất lượng HĐNG.Đầu tư có trọng điểm về nguồn kinh phí cho các phong trào đọc và làm theo báo Đội, ca múa hát tập thể, điền kinh tổ chức các đợt hội thi trong trường như VSCĐ, báo tường, nghiệp vụ Đội, Câu lạc bộ phóng viên nhỏ, viết bài cho báo Đội, nhiều học sinh đã nhận được tiền nhuận bút của báo TNTP.3. Thực hiện các nhiệm vụ khác:*Việc chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước đối với tập thể CB- GV- NV trong đơn vị.- Tạo được sự đoàn kết nhất trí cao trong việc xây dựng cơ sở vật chất, ổn định và phát triển trong tổ chức cũng như trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, điều này được cụ thể hoá vào nhiệm vụ của các ban ngành đoàn thể và cá nhân.- Luôn thực hiện phong trào tiết kiệm, chống lãng phí, phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực khác xảy ra ở đơn vị. Làm tốt công tác thanh tra kiểm tra thực hiện tốt chế độ chính sách của Đảng và nhà Nước đến từng CBGVNV và học sinh trong trường.- Trong năm 2009 Chi Bộ nhà trường đã được công nhận Chi bộ TSVM ba năm liền, Công đoàn vững mạnh cấp Huyện. Đội được khen có phong trào đọc và làm theo báo Đội xuất sắc trong năm học 2008-2009.4. Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới :Tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kiểm định chất lượng giáo dục, tiếp tục cố gắng giữ vững danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.III. Các hình thức thi đua khen thưởng của đơn vị đã đạt được ghi nhận trong các năm học qua: NĂM HỌC Hình thức khen thưởng Số quyết định, ngày cấp


2007-2008 Tập thể LĐXS Số 2521/ QĐ-KT-01/11/2008 của UBND tỉnh T.T.Huế

2008-2009 Ứng dụng CNTT Số 2401/ QĐ-KT-01/12/2008 của Sở GD-ĐT T.T.Huế

2008-2009 Đồ dùng dạy học Số 02/ QĐ-KT-20/02/2009 của Phòng GD- ĐT H.Trà

2008-2009 Tập thể LĐTT Số 664/ QĐ-KT-10/08/2009 của UBND huyện H.Trà

2008-2009 Tập thể LĐXS Số 2302/ QĐ-KT-26/10/2009 của UBND tỉnh T.T.Huế

2009-2010 Chuẩn KTKN Số 2435/ QĐ-KT-28/12/2009 của Sở GD- ĐT T.T.Huế

2009-2010 Tập thể LĐTT Số /QĐ-UBND ngày / /2010 của UBND huyện Hương Trà

HIỆU TRƯỞNG Đặng Ngọc Hoà

"Điều em muốn nói" với phong trào xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực

Đây là một trong những hình ảnh trang trí tại một góc của từng lớp học http://cid-efd7159dc4b49a8a.photos.live.com/self.aspx/%c4%90I%e1%bb%80U%20EM%20MU%e1%bb%90N%20N%c3%93I%20V%c3%80%20PT%20TH%20TH%c3%82N%20THI%e1%bb%86N/dieu%20em%20muon%20noi.jpg

Học sinh trường Hương Văn 2 tham gia 79 năm MT DTTN Việt Nam thôn Bàu Đưng

Xem hình ảnh lưu niệm- Cũng được đấy chứ http://cid-efd7159dc4b49a8a.photos.live.com/browse.aspx/79%20n%c4%83m%20MT%20DTTN%20Vi%e1%bb%87t%20Nam%5E_B%c3%a0u%20%c4%90%c6%b0ng

Thật ấn tượng với khai giảng 2008- 2009- Xem hình ảnh

Lại một năm học mới được khởi đầu tốt đẹp- Xem hình ảnh lưu niệm tại http://khbh.tk/

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Ngày thương binh liệt sĩ có từ bao giờ?

Truyền thống Thứ hai, 26-07-2010


















Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình, nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù lấp được. Chúng ta chỉ biết tưởng nhớ những người đã khuất, đã bị thương trong cuộc chiến bằng lòng biết ơn, sự kính trọng lớn lao. Hàng năm, cứ đến ngày 27/7, đồng bào cả nước, lại nhớ về những người lính đã quên mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai của đất nước ... Để hiểu thêm về ngày lịch sử trọng đại này, Website Thành Đoàn xin giới thiệu với các bạn về nguồn gốc của ngày Thương binh Liệt sĩ.







Sau khi Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Khi chính quyền cách mạng đang còn non trẻ thì thực dân Pháp âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng, giữ gìn độc lập tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã chiến đấu anh dũng, chặn lại bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược. Trong cuộc chiến đấu này, nhiều chiến sĩ đồng bào ta đã bị thương, có người đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Nhiều gia đình cùng một lúc phải mất đi cả chồng và các con ngoài mặt trận. Nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vợ chồng chưa trọn một ngày, rồi góa bụa cả đời. Khỏi phải nói những thiệt thòi mất mát, nỗi buồn tủi của những người còn sống khi người thân mất đi. Nhưng cũng chính bằng lòng tiếc thương vô hạn ấy, người sống tự nói với lòng mình rằng: “Hãy sống sao cho xứng với người đã khuất”. Và rồi đã như thành truyền thống, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã dành tình thương yêu của mình chăm sóc các gia đình liệt sĩ, anh chị em thương binh, bệnh binh một cách tận tình chu đáo.















Chiều ngày 28/5/1946, Hội “Giúp binh sĩ bị nạn” tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát thành phố Hà Nội và Hồ Chủ Tịch đã tới dự. Chiều ngày 11/7/1946, tại Nhà hát này đã có một buổi quyên góp quần áo, giầy mũ cho chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “ mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Bác Hồ đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ. Ngày 19/12/1946, kháng chiến Toàn quốc bùng nổ, chiến tranh lan ra nhiều vùng, số người bị thương, bị hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sĩ gặp nhiều khó khăn thiếu thốn. Trong tình hình ấy, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ, góp phần đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Tổng Hội Phụ nữ cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã họp tại Đại Từ - Thái Nguyên. Nội dung cuộc họp là thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ Tịch chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Sau khi xem xét, Hội nghị đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh toàn quốc, là dịp để đồng bào “tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh”. Ngày 27/7/1947, một cuộc mít tinh quan trọng đã được diễn ra tại Thái Nguyên (có 2000 người tham gia). Tại đây Ban tổ chức đã trịnh trọng đọc thư của Hồ Chủ Tịch. Người đã gửi tặng một chiếc áo lụa, một tháng lương và một bữa ăn của nhân viên trong Phủ Chủ tịch. Từ năm 1947, ngày Thương binh được tổ chức thường kỳ hàng năm. Năm nào vào dịp này, Hồ Chủ Tịch cũng có thư và quà gửi anh chị em thương binh và các gia đình liệt sĩ. Tháng 7/1954 sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước ta càng đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề chiến sĩ, gia đình liệt sĩ và công tác thương binh. Và từ năm 1955, ngày 27/7 - ngày Thương binh được đổi thành ngày Thương binh Liệt sĩ.















Trong thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức ngày Thương binh toàn quốc (ngày 27/7/1947), Bác Hồ viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta bị đe doạ, của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập, ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh”. Tư tưởng, tình cảm đó của Người lại được thể hiện trong lời kêu gọi, nhân ngày 27/7/1948: “Khi nạn ngoại xâm ào ạt đến, nó như một trận lụt to. Nó đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc. Nó đe dọa cuốn trôi cả tính mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con của nhân dân ta. Trước cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta đã dũng cảm xông ra mặt trận. Họ quyết tâm đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào. Họ quyết hy sinh tính mệnh để giữ tính mệnh đồng bào. Họ quyết hy sinh gia đình và tài sản họ để bảo vệ gia đình và tài sản đồng bào. Họ quyết liều chết chống địch để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Họ là những chiến sĩ anh dũng của chúng ta. Trong đó có người đã bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận, có người đã bỏ mình ở chiến trường. Đó là thương binh, đó là tử sĩ...” Trải qua hàng chục năm ròng chiến đấu cho lý tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Đảng và Bác Hồ đã chỉ ra, hàng triệu đồng bào, đồng chí đã hy sinh cả cuộc đời mình, hàng chục vạn người đã cống hiến một phần thân thể của mình, những mất mát ấy không thể bù đắp được. Thấu hiểu những hy sinh to lớn đó, Người viết: “Máu đào của các liệt sĩ đã nhuộm lá cờ cách mạng càng thêm đỏ chói. Sự hy sinh của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Cho nên đối với “những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng”, và Người giải thích: “Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy, mọi người phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ đã để lại”.







Bác Hồ còn thường xuyên viết thư thăm hỏi thương binh, gia đình liệt sĩ, nhắc nhở trách nhiệm và động viên, biểu dương các địa phương, các đơn vị và cá nhân đã hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ. Tháng 11/1946, trong thư gửi các địa phương, Người viết: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ cám ơn những chiến sĩ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến. Tôi gửi lời chào thân ái cho các gia đình liệt sĩ đó và tôi nhận các con liệt sĩ làm con nuôi của tôi...”. Tháng 2/1948, Người gửi thư dặn dò các cháu nhi đồng phát động công tác Trần Quốc Toản, với những tình cảm thiết tha: “... Bác không phải mong các cháu tổ chức những “Đội Trần Quốc Toản” để đi đánh giặc và lập nhiều chiến công, nhưng mà cốt để tham gia kháng chiến, bằng cách giúp đỡ đồng bào. Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội, giúp nhau học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào. Trước thì giúp các nhà chiến sĩ, các thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người. Sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy”. Tháng 7 /1951, Người phát động phong trào “Đón thương binh về làng” với nội dung cụ thể: “Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã phải tùy theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài chứ không phải chỉ giúp một thời gian”. Và trong dịp Đảng, Chính phủ về Thủ đô sau 9 năm kháng chiến, Người đã dẫn đầu đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ tới đặt vòng hoa ở Đài liệt sĩ. Trong diễn từ tại buổi lễ, Người viết: “Hỡi các liệt sĩ. Ngày mai là năm mới, là ngày đồng bào và bộ đội mừng Chính phủ về Thủ đô. Trong lúc cả nước vui mừng thì mọi người đều thương tiếc các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Tôi thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sĩ. ... Một nén hương thanh. Vài lời an ủi”. Cảm động biết bao khi một vị Chủ tịch nước, hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sĩ lại gửi thư cùng một tháng lương của mình, kèm đó, khi thì một bữa ăn, khi thì một món quà (do đồng bào gửi biếu) để tặng anh em thương binh. Với quan điểm khoa học và đầy tinh thần lạc quan “tàn nhưng không phế”, Bác khuyên anh em thương binh: “Khi đã khôi phục sức khoẻ phải hăng hái tham gia công tác sản xuất để trở nên người công dân kiểu mẫu. Bác chúc các gia đinh liệt sĩ trở thành những “gia đình cách mạng gương mẫu”.







Đã 61 năm trôi qua kể từ Ngày Thương binh liệt sĩ đầu tiên ấy. Mỗi năm, cứ đến ngày 27/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác - Người cha già của dân tộc và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người.







Hàng năm, ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 đã trở thành một ngày toàn dân tưởng nhớ, tri ân những người có công với nước. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi về cả vật chất lẫn tinh thần đối với người có công cũng như gia đình và con em của họ. Nhưng tưởng nhớ, tri ân với người có công với nước không chỉ một ngày, một đợt, một lễ kỷ niệm mà cần hơn là những việc làm thiết thực, thường xuyên để giúp gia đình con em những người đã hi sinh, mang thương tật vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Phải coi ngày 27/7 hàng năm là ngày lễ tri ân những người có công với nước, ngày mà những người còn sống mãi mãi không được quên. Mặt khác, phải thể hiện lòng tri ân một cách thiết thực, hiệu quả trong suốt năm, coi việc mình làm cho thân nhân liệt sĩ, thương binh là làm thay những người con ưu tú đã hi sinh vì Tổ quốc, vì mình, vì cả dân tộc Việt Nam.

Các Giáo án hoặc Bài giảng cần thiết

1.Biểu mẫu tổng hợp chất lượng khối 2, 3: http://minhhv2.violet.vn/present/show/entry_id/3385325
2.Click "Cùng tác giả" vào liên kết trên, tìm đến Giáo án hoặc Bài giảng cần thiết

Code thành tích các năm học

Cần click chuột trái vò một trong các liên kết dưới đây:
1.Năm học 2009- 2010:

a.Tập thể, HS giỏi toàn diện và giáo viên: http://www.dayhocintel.net/diendan/picture.php?albumid=551&pictureid=2720
b.Cụ thể từng học sinh: http://www.dayhocintel.net/diendan/picture.php?albumid=551&pictureid=2719

Thật là một đột phá về thành tích

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Kết quả thi các cấp Huyện, Tỉnh, Quốc gia của đơn vị đến thời điểm 7/ 5/ 2010

Để lưu lại thông tin cho kiểm định chất lượng trường sau này, đến thời điểm này: 7/ 5/ 2010 đã có

1/10 HS đạt giải đạt cấp huyện môn Toán, Tiếng Việt.

Trong đó Giải Nhất: 1; Giải Nhì: 3; Giải Ba: 2; Giải KK; 4.

Cụ thể về môn Toán: 1 Giải Nhất là; Nguyễn ĐăngTâm (4A); 3 Giải Nhì gồm: Trần Mậu Lợi: 5A; Nguyễn Thị Phương Linh: 5B và Nguyễn Đăng Tân (4A); 1 Giải Ba là : Nguyễn Ngọc Hiển (3A); 1 Giải Khuyến khích là: Nguyễn Đăng Đức Bảo (3C)

Cụ thể về mônTiếng Việt: 1 Giải Ba là Hồ Hoàng Ân (4B); 3 Giải Khuyến khích gồm: Trương Phương Thuỳ Nhung 5A; Lê Khắc Phương Kiều (4A) và Hà Thị Ngọc Mai (3C)

2/Cũng tương đối cao về giải cấp huyện, tỉnh về violympic- nghiêng về HS các lớp 4, 5, 3 theo thứ tự. Đặc biệt là HS khối lớp 4 , đầu tốp 5 của huyện có 4 HS đạt điểm 300/ 300. Do Ban Tổ chức violympic cấp Huyện chưa công bố giải nên chưa thống kê được số lượng.

Riêng có 5 HS đạt giải khuyến khích cấp Tỉnh là : Nguyễn Thị Phương Linh (5B); Trần Mậu Lợi (5A); Trần Ngọc Thuỳ (5B); Nguyễn Ngọc Hiển (3A), Nguyễn Thị Thanh Thuý (3C).

Các HS khối 5 sẽ dự thi violympic cấp Quốc gia vào ngày 8/ 5/ 2010: Nguyễn Thị Phương Linh-5B; Trần Ngọc Thuỳ- 5B; Trần Mậu Lợi- 5A Hy vọng sẽ tiếp tục gặt hái thành công.

3/Giải Ba cá nhân về Đ D DH tự làm có CNTT (Lê Khắc Anh Minh)

4/1 giải Nhấtt TT-(5A- cô Trần Thị Kim Liên)- 2 giải CN: Trần Thị Phương Linh (5B)- Cẩm Tú (2B) về VSCĐ cấp Huyện- Đã có 2 giải cấp Tỉnh: 5A (GVCN: Nguyễn Thị Kim Liên) và 3C(GVCN: Lê Thị Hoàng Lê)

5/2 giải TT Nam, Nữ về Hội thi cờ vua cấp Huyện

6/Xuất sắc cấp Tỉnh về thực hiện Chuẩn KT, KN các môn học

7/Nhì cầu lông đôi Nam Nữ: Hoàng Ngọc Thước, Nguyễn Thị Thanh Bình

8/100% CB- GV-V Hoàn thành tốt CT dạy học của Intel (GV triển khai: Nguyễn Đăng Thành Công, Lê Khắc Anh Minh)

9/Hội thi Ôlympia đã đạt giải cấp Huyện, cấp Tỉnh

10/Danh hiệu Chiến sĩ thi đua Cơ sở

a/Cấp Tỉnh

b/Cấp Huyện

Mong được sự phản hồi của CB- GV- NV đơn vị về tính trung thực và chính xác của bài viết hoặc tiếp tục gởi bài về kết quả các hội thi khác như VSCĐ, violympic Tiếng Anh, ...